TỰ THÂN VÀ THA NHÂN

 

Duyên Hạc

 

 

(Duyên Hạc là bút hiệu của một nhà giáo và luật gia Việt Nam, trước 1975 đă dạy ở các trường Trung học ở Sài G̣n. Ngoài ra ông c̣n giảng dạy tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và Viện Đại Học Vạn Hạnh thời đó.)

 

Tu Phật nhằm mục đích tự độ độ tha, tự giác giác tha, tự lợi lợi tha: Tự giúp ḿnh và giúp người vượt qua mọi trở ngại khó khăn trong cuộc sống về mọi mặt, cả vật chất và tinh thần; làm cho ḿnh và cho người hiểu rơ mọi lư lẽ, mọi sự việc; làm lợi ích cho ḿnh và cho người. Cả ba việc này đều phát khởi từ ư niệm tự thântha nhân, cái gọi là tự ḿnh, ta và cái không phải ta, khác ta, và cái không phải là ta, khác ta, căn cứ trên sự phân biệt chủ thể đối thể. Tự thân là ta, là chủ thể có năng lực chủ động, nhà Phật gọi là năng.

 

Tha nhân là không phải ta, bên ngoài ta ở vị thế thụ động, nhà Phật gọi là sở. Mọi tương quan liên hệ giữa người với người đều có năng và sở. Ví dụ A yêu mến hay khinh ghét B. Người chủ động là A, là năng yêu năng ghét, c̣n B đóng vai thụ động gọi là sở yêu sở ghét.

 

Ư niệm tự thân và tha nhân dẫn đến tâm phân biệt năng sở trong sinh hoạt hàng ngày, từ đó nảy sinh ra ra mọi thù tạc giao tế, trọng khinh, thân sơ, yêu ghét... Đây là tâm lư thường t́nh, ai cũng nhiệm thấy dễ dàng từ trong gia đ́nh thân thuộc đến ngoài xă hội bạn bè. Trong giáo lư đạo Phật, đây là ư niệm có tầm quan trọng hàng đầu trong việc tu tập và hoằng dương đạo pháp, nhất là đối với giới cư sĩ tại gia ḥa ḿnh vào sinh hoạt thế tục chung đụng với tất cả mọi người, mọi giới.

 

Tâm phân biệt ḿnh và người cũng gọi là tâm sai biệt, tâm so sánh đối chiếu ḿnh với người, cái này với cái kia. Tâm thường t́nh thế gian này đem phân tích, chiếu soi qua lăng kính giáo lư Đại thừa, nói cách khác là đưọc nh́n bằng con mắt Phật, tâm này cho thấy nhận xét như sau:

 

1-Trước hết là ư thức nhân bản, con người là tinh anh của Trời Đất, biết được sự ưu việt này và làm chủ được phần tinh anh có sẵn ở ḿnh. Nói cách khác, con người cảm nhận thấy hạnh phúc được làm người khi so sánh với sinh vật khác như cầm thú, côn trùng, cây cỏ đồng thời con người biết ḿnh có khả năng chủ động định đoạt cuộc sống của ḿnh. Phần tinh anh có sẵn này, Phật giáo gọi là Phật tính, Phật tâm, Khổng giáo gọi là tính thiện, tính Trời hay Thiên tính, Lăo giáo gọi là Chân tâm, dân gain thường gọi là Lương tâm hay Ḷng thành. Bên Tây Phương, Thiên chúa giáo gọi là Chúa trong chúng ta, tương tự như Phật giáo nói Phật tại tâm, và triết gia người Pháp Jean Jacques Rousseau (1712-1778), một lư thuyết gia nổi tiếng ở thế kỷ 18 về mặt tâm linh con người và luân lư đạo đức, gọi là Tính tốt bẩm sinh (la bonté innée). Sự dẫn giải bằng nhiều danh xưng khác nhau chứng tỏ đây là chân lư được Đông Tây cổ kim xác nhận giá trị ưu việt về nhân bản trong con người, thường gọi là nhân tính, nhân phẩm hay nhân cách, không riêng ǵ Phật giáo. Ai làm trái với luân thường đạo lư, dân gian gọi là người làm mất nhân phẩm, không giữ được nhân cách, do đó không xứng đáng được gọi là người mà nên gọi là ngợm hay nửa người nửa ngợm.

 

Nhận thức được ḿnh là con người có nhân phẩm bẩm sinh, có Phật tính sẵn có dẫn đến nhận thức tự thấy có nghĩa vụ đảm nhận là bảo tồn và phát huy nhân phẩm, tu tập và tăng trưởng đạo tâm. Đây là nghĩa vụ đối với tự thân, hành tŕ tâm nguyện tự độ, tự giác, tự lợi. 

 

2-Thứ hai là ư thức cộng đồng tập thể. Thừa nhận có ta có người là thừa nhận sự hiện hữu của cộng đồng tập thể nhân loại. Con người không thể sống đơn độc một ḿnh và chỉ tồn tại, tiến hóa trong môi trường cộng đồng tập thể. Tính xă hội sống thành tập thể cũng như tính nhân bản là tính bẩm sinh tất yếu của con người. Do đó, sự tương trợ tương thân trở thành nhu cầu cần thiết không thể thiếu được trong sinh hoạt con người trong mọi lĩnh vực văn hóa, xă hội, chính trị, kinh tế... Đây là nghĩa vụ đối với tha nhân, hiểu theo nghĩa đối thể với tự thân, đó là hành tŕ tâm nguyện độ tha, giác tha, lợi tha.

 

Tha nhân nói đây bao gồm tất cả mọi người không phải chính tự thân ta trong mọi phạm vi, thuộc mọi lănh vực như gia đ́nh, họ hàng, thôn xóm, dân tộc, cộng đồng nhân loại cũng như hội đoàn, đảng phái, công ty thương mại, tổ hợp sản xuất.v.v.. Đối chiếu với Khổng giáo, nghĩa vụ với tự thân tương đương như tu thân, nghĩa vụ đối với tha nhân tương đương như tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ. Từ ngữ thiên hạ nói đây theo Khổng giáo có nghĩa là tập thể chgư hầu lệ thuộc vào chính quốc do ngôi thiên tử hoàng đế trị v́, tương đương như liên minh quốc tế gồm các nước nhỏ yếu được một cường quốc đứng ra bảo hộ. Thiên hạ nói đây không có nghĩa là cộng đồng nhân loại toàn thể thế giới. Như vậy, tha nhân nói trong đạo Phật có nghĩa rộng hơn bao gồm mọi người trong cộng đồng nhân loại toàn cầu. Tha nhân có phạm vi từ hẹp nhất chỉ gồm có hai người như đôi vợ chồng đến phạm vi rộng nhất bao gồm mọi người trong toàn cầu. Đối với Phật tử xuất gia, chỉ có ư niệm tự thân và tha nhân, không có sự phân biệt tùy theo phạm vi hẹp rộng, gần xa, thân sơ như gia đ́nh, chủng tộc, nhân loại. Đối với Phật tử tại gia sinh hoạt hàng ngày cho thấy có sự phân biệt tùy theo phạm vi, tùy theo lănh vực tiếp xúc tha nhân.

 

Một câu hỏi đặt ra: Giữa hai giới Phật tử xuất gia và Phật tử tại gia sự vô phân biệt và sự có phân biệt thực sự có khác nhau, đối nghịch nhau hay không trên đường tu tập đạo hạnh? Xin thưa: Có khác nhau nhưng không hề đối nghịch nhau; khác nhau về mặt dụng, tùy duyên ứng dụng, tùy tục nhập thế mà tu tập; không đối nghịch nhau về mặt thể, bất biến về thể chất. Nói cách khác dễ hiểu hơn, khác nhau về phương tiện nhưng không khác nhau về mục tiêu. Xuất gia và tại gia chỉ khác nhau về lối tu nhưng cùng đạt đến mục tiêu duy nhất là từ bi cứu độ, phục vụ nhân sinh.

 

Về mặt thực hành, giới tu tại gia cần lưu tâm cẩn trọng một điều: Trong sinh hoạt thực tế hàng ngày cần biết tùy duyên ứng xử, cần có sự phân biệt tùy theo đói tượng, cảnh ngộ, tâm trạng, vị thế... để chọn ra cho được giải pháp ứng xử thích nghi tối ưu; tuy vậy trong tâm tư cần giữ sự vô phân biệt, không chấp sự phân biệt tùy duyên để nảy sinh ra tà niệm, dễ dẫn đến việc làm sai quấy, gây nên phiền năo, nghi ngờ thắc mắc cho ḿnh và mọi người, tạo nên nghiệp chẳng lành. Ví dụ dẫn chứng cụ thể: Có hai người bị bệnh ta cùng muốn tới thăm, một người họ gần thân thuộc và khá giả, một người chỉ là bạn lại gặp lúc gia cảnh khó khăn túng thiếu. Thực hiện tới thăm nên tùy duyên mà quyết định: ngỏ lời chúc lành, tặng quà trái cây hay bó hoa đối với bệnh nhân thuộc khá giá; ngỏ lời an ủi, chúc lành, tặng quà trái cây và ngỏ ư giúp đỡ tiền bạc về chi phí đối với bệnh nhân là bạn đang gặp lúc khó khăn. Tâm tư không có sự phân biệt thân sơ, giàu nghèo: Đối với cả hai trường hợp đều nhằm một mục đích giống nhau, chúc mau lành, đem lại niềm vui trong lúc trị bệnh cho cả hai người.

 

3-Thứ ba là ư thức b́nh đẳng.

Tinh thần cộng đồng tập thể và tâm vô phân biệt dẫn đấn ư thức b́nh đẳng, nghĩa là coi ngang như nhau giữa nhiều đối thể, đồng thời cũng coi ngang như nhau giữa chủ thể và một đối thể nào đó trong liên hệ tiếp xúc. Trong ví dụ vừa nói, ư thức b́nh đẳng coi ngang như nhau giữa hai bệnh nhân và giữa người đi thăm và người được thăm. Ư thức b́nh đẳng trong giáo lư đạo Phật bao trùm vô cùng tận trong tâm thức nên có danh xưng là tâm b́nh đẳng.

 

Từ ngữ b́nh đẳng cần hiểu theo hai nghĩa khác nhau: Một về mặt pháp lư  như thường nói b́nh đẳng, tự do, dân chủ; một về mặt đạo pháp. Ví dụ về pháp lư: Mọi công dân đều b́nh đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, như được luật pháp bảo vệ tính mạng, tài sản và danh dự, đồng thời phải tôn trọng tính mạng, tài sản và danh dự  người khác. Ví dụ về đạo pháp: Mọi người đều có sẵn Phật tính như nhau, đều chịu sự chi phối bởi lư nhân quả nghiệp báo luân hồi từ kiếp này qua kiếp khác, đều có quyền chủ động ngang nhau tự nguyện phát tâm tu tập, ai gieo nhân lành th́ hái quả lành, ai gieo nhân chẳng lành th́ hái quả chẳng lành, không có ngoại trừ sai biệt nào.

 

Kinh sách có nhiều dẫn chứng rất dễ hiểu về b́nh đẳng và nhân quả: Trồng dưa ăn dưa, trồng đậu ăn đậu; bỏ gạo vào nồi nấu sẽ thành cơm, bỏ sỏi cát vào nồi nấu không bao giờ thành cơm, ai cũng vậy cả.

 

Ca dao Việt Nam diễn tả rất linh động và thâm thúy ư thức b́nh đẳng trong đạo Phật:

Hơn nhau cái áo cái quần,

Bóc ra ḿnh trần ai cũng như ai.

 

Áo quần là những thứ mặc vào thân xác con người, lọt ḷng mẹ ra không có ai mặc sẵn áo quần. Áo quần tiêu biểu cho những thứ gán thêm vào cho tự thân con người sau khi chào đời, không phải nhân tính sẵn có bẩm sinh của con người. Đó là địa vị xă hội, bằng cấp, quyền thế, uy tín, tài sản, dư luận khen chê... Ngôn từ nhà Phật gọi những thứ này là giả tướng. Tâm phân biệt của người dung tục thế gian đă căn cứ vào giả tướng để đối xử với nhau trong trong sinh hoạt hàng ngày, căn cứ vào những thứ bám víu vào nhau để sống chung với nhau, không căn cứ vào nhân tính, vào tự thân chân thực của nhau trong cuộc sống cộng đồng tập thể, từ gia đ́nh đến xă hội. Nguyên do là do si mê, thiển cận chỉ nh́n thấy cái vỏ bên ngoài mà không thấy cái cốt lơi bên trong. Do đó nẩy sinh ra phiền năo, lo sợ, nghi ngờ. Chính đó là nguồn gốc của đau khổ trong tâm thức người.

 

Tuy nhiên, đạo Phật lại dạy thêm về lư nhân quả, gieo nhân nào th́ hái quả ấy. Ai gieo nhân lành th́ chắc chắn hái quả lành, không ở kiếp này th́ cũng ở kiếp sau, không kẻ nào ngoài chính ḿnh ra có thể giành giật được. Ngược lại, ai gieo nhân chẳng lành th́ chắc chắn trả quả chẳng lành, không ở ngay kiếp này th́ cũng ở kiếp sau, không người nào khác có thể v́ ḷng xót thương mà gánh trả thay thế hộ được. Lư nhân quả luân hồi nghiệp báo luôn luôn bất biến, không sai trật trong bất cứ trường hợp nào. Nhưng việc gieo nhân lành hay nhân chẳng lành là quyền b́nh đẳng tự do chọn lựa của bất cứ ai, không thiên vị bao giờ. Quyền tự do chọn lựa lúc gieo nhân hoàn toàn là quyền chủ động tích cực, chỉ có khi trả quả mới có h́nh thức thụ động tiêu cực. Người khéo tu th́ cẩn trọng lúc gieo nhân, chọn nhân lành tránh nhân chẳng lành; kẻ vụng tu th́ lo sợ khi trả quả v́ v́ không biết quả lành hay chẳng lành đến với ḿnh. Lư do là kẻ vụng tu đă không cẩn trọng lúc gieo nhân, sơ tâm đă không nhận thức được ḿnh đă gieo loại nhân nào, lành hay chẳng lành. Người khéo tu một khi đă chủ động tích cực gieo nhân lành th́ có thái độ an nhiên tự tại, chắc chắn quả lành sẽ đến với ḿnh, không cần phải cầu xin lễ lạy.

 

Để kết luận, ư niệm tự thân và tha nhân trong giáo lư đạo Phật không giống như ư niệm cá nhân này với cá nhân khác trong xă hội học. Phật giáo là đạo học nên có danh xưng đạo Phật, có mục đích dạy đạo làm người. Xă hội học là khoa học có mục đích nghiên cứu về sự cấu trúc, vận hành chuyển hóa của tập thể nhân loại. Sự diễn giải ư niệm tự thân và tha nhân nói nên ư Phật dạy về đạo làm người trong cuộc sống thế gian. Người tu tại gia sống ḥa ḿnh với thế tục cần thông suốt ư niệm này để sớm viên thành đạo quả phát tâm Bồ Đề, trang nghiêm Tịnh Độ.

 

Đă sinh ra kiếp làm người,

Tu là Chuyển Nghiệp cho đời nở hoa,

T́m ngay Phật ở Tâm ta,

Trang nghiêm Tịnh Độ tự nhà ḿnh ra,

Kính trên nương dưới vui ḥa,

Thế gian hết khổ ấy là Chân Tu.

Duyên Hạc